2/26/2011

THIẾT KẾ TƯỜNG CỪ VÁN THÉP

SAU ĐÂY LÀ BÀI GIẢNG SỐ 25 CỦA GIÁO SƯ L. Prieto-Portar năm 2008
Bài giảng dành cho các sinh viên kết cấu bao gồm bốn phần:
- Tường cừ đơn dạng conson (không neo, không giằng chống)
- Tường cừ có hệ neo
- Tường cừ trọng lực (cellular cofferdam)
- Các tổ hợp trong cầu cảng.

Cọc ván thép thép ban đầu được sử dụng cho giếng kín thi công các công trình tạm. Kể từ năm 1930 nó được sử dụng cho các công trình hàng hải thường xuyên, ví dụ như các kết cấu tường cầu cảng, cầu tàu, đê điều, ụ khô, âu tàu, bến cảng và tường ngăn lũ. Tuy nhiên các ứng dụng của cừ ván thép bị hạn chế do thiếu hiểu biết về kết cấu và các đ85c tính kỹ thuật. Giáo sư Gregory Tchebotarioff tại Trường Princeton đã có những đóng góp lớn về phân tích và thiết kế của cừ ván thép trong năm 1950.

Cọc ván thép cũng được sử dụng cho trụ cầu chịu lực đứng, tường chắn đất bảo vệ chống sạt lở trong các hố đào, cho các đường hầm, hầm chui đường sắt và đường cao tốc, và ứng dụng vĩnh cữu làm tường hoàn thiện trong các bãi đậu xe ngầm.

Cọc ván thép có khả năng chịu lực nén,lực kéo, chịu lực ngang với cường độ tải trọng lớn và linh hoạt.


Các loại cọc bản.

1) Cọc gỗ thường có kích cở nhỏ và liên kết âm dương (đực - cái)và chỉ hữu ích cho những các hố đào cạn với độ cao tự do H = 3 m. Hiện nay cọc bản gỗ chỉ được sử dụng
để ổn định các bức tường của hầm tạm thời trong khi lắp đặt các hệ thống cống rãnh và tiện ích khác. Nó có khả năng làm việc chịu lực từ ƒw 0,65-0,95fy

2) Cọc ván bê tông dự ứng lực.

3)Cọc ván thép được sử dụng thông dụng nhất bởi vì nó là loại duy nhất có sức kháng mũi cao xuyên qua các loại đá mềm hoặc đất sỏi. Nó được đóng hoặc rung vào các loại đá mềm hoặc đất sỏi và khả năng chịu lực cao từ ƒw = 0,60 -0,90 Fy.
Những lợi thế của việc sử dụng cọc ván thép làm tường chắn, (1)khả năng kháng mũi cao và chịu lực lớn khi thi công, (2) có trọng lượng tương đối nhẹ, (3) chiều dài cọc có thể được hàn nối gia tăng, và (4) chúng sẽ được rút lên sau khi thi công xong, và có thể sử dụng lại.

4) cọc ván nhôm.

5) Cọc ván nhựa (PVC).








Cừ ván thép.


Chi phí thấp
Độ đàn hồi, chịu lực cao
Thường được sử dụng
Có thể tái sử dụng
Chiều dài cọc được tăng lên bằng cách hàn hoặc nối bản mã bu lông
Bị ăn mòn
Có thể bảo dưỡng (sơn phủ, mạ kẽm chống ăm mòn điện hóa)

Cọc ván nhôm.

Không ăn mòn
Trọng lượng nhẹ (so với thép 490PCF)
Đắt
Giòn
Ít được sử dụng
Thép không gỉ là một giải pháp tốt hơn để thay thế cho nhôm

Các tiết diện thông thường của cọc ván thép như chữ U, chữ Z, dạng tấm phẳng.